Muối nitrat là muối của axit nitric
Thí dụ, amoni nitrat (NH4NO3), kẽm nitrat (Cu(NO3)2),…
Tính chất vật lí
– Tất cả các muối nitrat đều tan nhiều trong nước và là chất điện li mạnh.
Tính chất hoá học Muối nitrat
Tính oxi hóa của muối nitrat trong môi trường axit
– Thí nghiệm: Cho Cu và H2SO4 loãng vào dung dịch NaNO3 và đun nóng nhẹ.
– Hiện tượng: Dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí không màu hóa nâu trong không khí.
– Phương trình hóa học:
3Cu + 2NaNO3 + 4H2SO4 → 3CuSO4 + Na2SO4 + 2NO + 4H2O
3Cu + 8H+ + 2NO3– → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
2NO + O2 → NO2 (nâu đỏ)
* Lưu ý: Phản ứng này được dùng để nhận biết ion nitrat
Nhiệt phân muối nitrat
– Muối nitrat của các kim loại hoạt động mạnh (trước Mg): bị phân huỷ thành muối nitrit và oxi:
M(NO3)n → M(NO2)n + n/2O2
Thí dụ: KNO3 → KNO2 + 1/2O2
Oxi sinh ra đốt cháy cacbon.
– Muối nitrat của các kim loại từ Mg → Cu: bị phân huỷ thành oxit kim loại tương ứng, NO2 và O2:
2M(NO3)n → M2On + 2nNO2 + n/2O2
Thí dụ: 2Fe(NO3)3 → Fe2O3 + 6NO2 + 3/2O2
2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2
– Muối nitrat của các kim loại kém hoạt động (sau Cu) : bị phân huỷ thành kim loại tương ứng, NO2 và O2.
M(NO3)n → M + nNO2 + n/2O2
Thí dụ: AgNO3 → Ag + NO2 + 1/2O2
– Một số phản ứng đặc biệt:
2Fe(NO3)2 → Fe2O3 + 4NO2 + 1/2O2
NH4NO3 → N2O + 2H2O
NH4NO2 → N2 + 2H2O
Các lưu ý khi giải bài tập về phản ứng nhiệt phân muối nitrat:
– Khối lượng chất rắn giảm bằng khối lượng khí đã sinh ra.
– Khí sinh ra sau phản ứng thường được dẫn qua nước. Khi đó có phương trình phản ứng:
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Ứng dụng
– được dùng như một chất nguyên liệu; trong phân bón, nghề làm pháo hoa, nguyên liệu của bom khói, chất bảo quản, và như một tên lửa đẩy, cũng như thuỷ tinh và men gốm.