Phản ứng của Axit nitric HNO3, hóa học phổ thông

Phản ứng với kim loại là phản ứng thường gặp nhất của axit nitric. Đây cũng là bài toán thường gặp trong các đề kiểm tra và thi tuyển sinh. Việc giải bài toán khá đơn giản nếu học sinh nắm vững lí thuyết và biết vận dụng phương pháp giải phù hợp.

Phản ứng của Axit nitric HNO3, hóa học phổ thông 5

Axit nitric tác dụng với kim loại

Lí thuyết

– HNO3 phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt → muối nitrat + H2­O và sản phẩm khử của N+5 (NO2, NO, N2O, N2 và NH4NO3).

M + HNO3 → M(NO3)n + H2O + NO2 (NO, N2O, N2, NH4NO3)

Phản ứng của Cu với HNO3

Phản ứng của Cu với axit HNO3

– Sản phẩm khử của N+5 là tùy thuộc vào độ mạnh của kim loại và nồng độ của dung dịch axit. Thông thường thì dung dịch đặc → NO2, dung dịch loãng → NO; dung dịch axit càng loãng, kim loại càng mạnh thì N bị khử xuống mức càng sâu.

Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

8Na + 10HNO3 → 8NaNO3 + NH4NO3 + 3H2O

Chú ý: Nếu cho Fe hoặc hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 mà sau phản ứng còn dư kim loại → trong dung dịch Fe thu được chỉ ở dạng muối Fe2+. HNOđặc nguội thụ động với Al, Fe, Cr.

Phương pháp giải thường dùng

Để giải bài toán axit nitric tác dụng với kim loại thường được giải bằng phương pháp bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố và bảo toàn khối lượng. Theo các phương pháp này, có 3 phương trình rất quan trọng cần nhớ là:

ne = nkim loại.hóa trịkim loại = nNO2 + 3nNO + 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4NO3

nHNO3 phản ứng = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4NO3

mmuối = mkim loại + 62ne

Axit nitric tác dụng với phi kim và hợp chất

Axit HNO3 có tính oxi hoá mạnh và tính axit mạnh, nó có khả năng tham gia phản ứng với nhiều loại chất khác nhau. Tính oxi hoá mạnh của axit này được thể hiện trong phản ứng với kim loại, với phi kim, với các hợp chất có tính khử khác. Bài viết này chỉ đề cập đến phản ứng của HNO3 với phi kim và các hợp chất có tính khử.

Tác dụng với phi kim

Khi cho axit HNO3 đặc tác dụng với phi kim ta được NO2, H2O và oxit của phi kim.

C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O

S + 4HNO3 → SO2 + 4NO2 + 2H2O

P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 + H2O

Tác dụng với các chất khử khác (oxit bazơ, bazơ và muối trong đó kim loại chưa có hóa trị cao nhất…)

Khi phản ứng với các hợp chất có tính khử, HNO3 vẫn thể hiện vai trò của chất oxi hóa mạnh.

4HNO3 + FeO → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

4HNO3 + FeCO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2

+1
3
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Scroll to Top