Bài tập quãng đường dao động điều hòa, vật lí 11 DAO ĐỘNG
Bài tập quãng đường dao động điều hòa, vật lí 11 DAO ĐỘNG
Câu 1
Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 4 cm và chu kỳ 2 s. Quãng đường vật đi được trong 4 s là
[A]. 64 cm.
[B]. 16 cm.
[C]. 32 cm.
[D]. 8 cm.
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Ta có
$$ t=4\,s=2T $$
Mà trong một chu kì dao động vật đi được quãng đường
$$ s=4A. $$
Quãng đường vật đi được trong 4 s là
$$ s=2. 4A=2. 4. 4=32\,cm. $$
Câu 2
Cho chất điểm M đang chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo tròn có bán kính bằng 30 cm, với tốc độ góc là\[\pi \text{ }rad/s\]. Gọi P là hình chiếu của điểm M xuống một đường thẳng đi qua tâm và nằm trong mặt phẳng quỹ đạo. Tốc độ chuyển động trung bình của điểm P trong quãng thời gian 3 s là
[A]. \[20\text{ }cm/s. \]
[B]. \[40\text{ }cm/s. \]
[C]. \[50\text{ }cm/s. \]
[D]. \[60\text{ }cm/s. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11Chu kì dao động
$$ T=\dfrac{2\pi }{\omega }=\dfrac{2\pi }{\pi }=2\,s. $$
$$ \Rightarrow t=3\,s=\dfrac{3}{2}\,T $$
Trong mỗi nửa chu kì chất điểm đi được quãng đường 2A.
Quãng đường đi được trong 3 s là
$$ s=3. 2A=3. 2. 30=180\,cm $$ .
$$ \Rightarrow {{v}_{tb}}=\dfrac{s}{t}=\dfrac{180}{3}=60\,\,cm/s. $$
Câu 3
Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Tốc độ trung bình giữa hai lần liên tiếp chất điểm đi qua vị trí li độ \[\dfrac{+A}{2}\] bằng
[A]. \[\dfrac{A}{T}\] hoặc \[\dfrac{4A}{T}. \]
[B]. \[\dfrac{3A}{T}\] hoặc \[\dfrac{9A}{2T}. \]
[C]. \[\dfrac{2A}{T}\] hoặc \[\dfrac{3A}{T}\].
[D]. \[\dfrac{2A}{T}\]hoặc \[\dfrac{6A}{T}. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Biểu diễn vị trí có li độ \[\dfrac{+A}{2}\] trên đường tròn lượng giác như hình vẽ.
+ Xét khi vật đi từ vị trí $$ {{M}_{1}} $$ đến vị trí $$ {{M}_{2}} $$ ngược chiều kim đồng hồ,
Góc quay \[\Delta \varphi =\dfrac{4\pi }{3}\Rightarrow t=\dfrac{2T}{3}\].
Quãng đường đi được \[s=\dfrac{A}{2}+2A+\dfrac{A}{2}=3A. \]
\[\Rightarrow {{v}_{tb}}=\dfrac{3A}{\dfrac{2T}{3}}=\dfrac{9A}{2T}. \]
Xét khi vật đi từ vị trí $$ {{M}_{2}} $$ đến vị trí $$ {{M}_{1}} $$ ngược chiều kim đồng hồ,
Góc quay \[\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }\varphi =\dfrac{2\pi }{3}\Rightarrow t=\dfrac{T}{3}\]
Quãng đường đi được \[s=\dfrac{A}{2}+\dfrac{A}{2}=A. \]
\[\Rightarrow {{v}_{tb}}=\dfrac{A}{\dfrac{T}{3}}=\dfrac{3A}{T}. \]
Vậy \[{{v}_{tb}}=\dfrac{3A}{T}\] hoặc \[{{v}_{tb}}=\dfrac{9A}{2T}\].
Câu 4
Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 6 cm và tần số 2 Hz. Tốc độ trung bình giữa hai lần liên tiếp chất điểm đi qua vị trí li độ \[-3\text{ }cm\] là
[A]. \[36\text{ }cm/s\] hoặc \[54\text{ }cm/s. \]
[B]. \[24\text{ }cm/s\] hoặc \[48\text{ }cm/s. \]
[C]. \[36\text{ }cm/s\] hoặc\[24\,cm/s. \]
[D]. \[24\text{ }cm/s\] hoặc \[72\text{ }cm/s. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Ta biểu diễn vị trí có li độ \[-3\text{ }cm\] trên đường tròn lượng giác như hình vẽ.
Ta có chu kì dao động $$ T=\dfrac{1}{f}=0,5\,s. $$
Xét khi vật đi từ vị trí $$ {{M}_{2}} $$ đến vị trí $$ {{M}_{1}} $$ ngược chiều kim đồng hồ,
Góc quay \[\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }\varphi =\dfrac{4\pi }{3}\Rightarrow t=\dfrac{2T}{3}=\dfrac{1}{3}s. \]
Quãng đường đi được \[s=\dfrac{A}{2}+2A+\dfrac{A}{2}=3A=3. 6=18\,\,cm. \]
\[\Rightarrow {{v}_{tb}}=\dfrac{18}{\dfrac{1}{3}}=54\,\,cm/s. \]
+ Xét khi vật đi từ vị trí $$ {{M}_{1}} $$ đến vị trí $$ {{M}_{2}} $$
ngược chiều kim đồng hồ,
Góc quay \[\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }\varphi =\dfrac{2\pi }{3}\Rightarrow t=\dfrac{T}{3}=\dfrac{1}{6}\,s. \].
Quãng đường đi được \[s=\dfrac{A}{2}+\dfrac{A}{2}=A=6\,cm. \]
\[\Rightarrow {{v}_{tb}}=\dfrac{6}{\dfrac{1}{6}}=36\,\,cm/s. \]
Vậy \[{{v}_{tb}}=36\,cm/s\] hoặc \[{{v}_{tb}}=54\text{ }cm/s. \]
Câu 5
Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Tốc độ trung bình giữa hai lần liên tiếp chất điểm đi qua vị trí li độ \[\dfrac{+A}{\sqrt{2}}\] bằng
[A]. \[\dfrac{A\left( 8-4\sqrt{2} \right)}{T}\] hoặc \[\dfrac{A\left( 8+4\sqrt{2} \right)}{3T}. \]
[B]. \[\dfrac{A\left( 8+4\sqrt{2} \right)}{T}\] hoặc \[\dfrac{A\left( 8-4\sqrt{2} \right)}{T}. \]
[C]. \[\dfrac{A\left( 8-4\sqrt{2} \right)}{2T}\] hoặc \[\dfrac{A\left( 8+4\sqrt{2} \right)}{T}. \]
[D]. \[\dfrac{A\left( 8+4\sqrt{2} \right)}{T}\] hoặc \[\dfrac{A\left( 8-4\sqrt{2} \right)}{3T}. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Ta biểu diễn vị trí có li độ \[\dfrac{+A}{\sqrt{2}}\] trên đường tròn lượng giác như hình vẽ.
+ Xét khi vật đi từ vị trí $$ {{M}_{1}} $$ đến vị trí $$ {{M}_{2}} $$ ngược chiều kim đồng hồ,
Góc quay \[\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }\varphi =\dfrac{3\pi }{2}\Rightarrow t=\dfrac{3T}{4}. \].
Quãng đường đi được \[s=\dfrac{A}{\sqrt{2}}+2A+\dfrac{A}{\sqrt{2}}=2A+A\sqrt{2}. \]
\[\Rightarrow {{v}_{tb}}=\dfrac{2A+A\sqrt{2}}{\dfrac{3T}{4}}=\dfrac{A(8+4\sqrt{2})}{3T}. \]
Xét khi vật đi từ vị trí $$ {{M}_{2}} $$ đến vị trí $$ {{M}_{1}} $$ ngược chiều kim đồng hồ,
Góc quay \[\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }\varphi =\dfrac{\pi }{2}\Rightarrow t=\dfrac{T}{4}. \]
Quãng đường đi được \[s=A-\dfrac{A}{\sqrt{2}}+A-\dfrac{A}{\sqrt{2}}=2A-A\sqrt{2}. \]
\[\Rightarrow {{v}_{tb}}=\dfrac{2A-A\sqrt{2}}{\dfrac{T}{4}}=\dfrac{8A-4A\sqrt{2}}{T}. \]
Vậy \[{{v}_{tb}}=\dfrac{A\left( 8-4\sqrt{2} \right)}{T}\] hoặc \[{{v}_{tb}}=\dfrac{A\left( 8+4\sqrt{2} \right)}{3T}. \]
Câu 6
Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 8 cm và tần số 2 Hz. Tốc độ trung bình giữa hai lần liên tiếp chất điểm đi qua vị trí li độ \[-4\text{ }cm\] là
[A]. \[36\text{ }cm/s\] hoặc \[54\text{ }cm/s. \]
[B]. \[24\text{ }cm/s\] hoặc \[48\text{ }cm/s. \]
[C]. \[48\text{ }cm/s\] hoặc \[72\text{ }cm/s. \]
[D]. \[24\text{ }cm/s\] hoặc \[72\text{ }cm/s. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Ta biểu diễn vị trí có li độ \[-4\text{ }cm\] trên đường tròn lượng giác như hình vẽ.
Chu kì dao động
$$ T=\dfrac{1}{f}=0,5\,s. $$
+ Xét khi vật đi từ vị trí $$ {{M}_{1}} $$ đến vị trí $$ {{M}_{2}} $$ ngược chiều kim đồng hồ,
Góc quay \[\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }\varphi =\dfrac{2\pi }{3}\Rightarrow t=\dfrac{T}{3}=\dfrac{1}{6}. \]
Quãng đường đi được \[s=\dfrac{A}{2}+\dfrac{A}{2}=A=8\,cm. \]
\[\Rightarrow {{v}_{tb}}=\dfrac{8}{\dfrac{1}{6}}=48\,\,cm. \]
Xét khi vật đi từ vị trí $$ {{M}_{2}} $$ đến vị trí $$ {{M}_{1}} $$ ngược chiều kim đồng hồ,
Góc quay \[\Delta \varphi =\dfrac{4\pi }{3}\Rightarrow t=\dfrac{2T}{3}=\dfrac{1}{3}\,s. \]
Quãng đường đi được \[s=\dfrac{A}{2}+2A+\dfrac{A}{2}=3A=3. 8=24\,cm. \]
\[\Rightarrow {{v}_{tb}}=\dfrac{24}{\dfrac{1}{3}}=72\,cm/s. \]
Vậy \[{{v}_{tb}}=48\text{ }cm/s\] hoặc \[{{v}_{tb}}=72\text{ }cm/s. \]
Câu 7
Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 6 cm và tần số 2 Hz. Tốc độ trung bình khi vật đi từ vị trí li độ 3 cm đến vị trí li độ \[-3\text{ }cm\] lần đầu tiên là
[A]. \[36\text{ }cm/s\] hoặc \[54\text{ }cm/s. \]
[B]. \[24\text{ }cm/s\] hoặc \[48\text{ }cm/s. \]
[C]. \[36\text{ }cm/s\] hoặc\[24\,cm/s. \]
[D]. \[48\text{ }cm/s\] hoặc \[72\text{ }cm/s. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Ta biểu diễn vị trí có li độ 3 cm và \[-3\text{ }cm\] trên đường tròn lượng giác như hình vẽ.
+ Xét trường hợp vật đi từ vị trí $$ {{M}_{1}} $$ đến vị trí $$ {{M}_{3}} $$ ,
\[\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }\varphi =\dfrac{\pi }{3}\Rightarrow t=\dfrac{T}{6}=\dfrac{1}{2. 6}=\dfrac{1}{12}s. \]
Quãng đường đi được $$ s=3+3=6\,cm. $$
\[\Rightarrow {{v}_{tb}}=\dfrac{6}{\dfrac{1}{12}}=72\,cm/s. \]
+ Xét trường hợp vật đi từ vị trí $$ {{M}_{2}} $$ đến vị trí $$ {{M}_{3}} $$ ,
\[\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }\varphi =\pi \Rightarrow t=\dfrac{T}{2}=\dfrac{1}{2. 2}=\dfrac{1}{4}s. \]
Quãng đường đi được
$$ s=3+6+3=12\,cm. $$
\[\Rightarrow {{v}_{tb}}=\dfrac{12}{\dfrac{1}{4}}=48\,\,cm/s. \]
Câu 8
Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 5 cm và tần số 0,2 Hz. Tốc độ trung bình khi vật đi từ vị trí biên dương đến vị trí li độ \[-2,5\text{ }cm\] lần đầu tiên là
[A]. \[5,4\text{ }cm/s. \]
[B]. \[2,4\text{ }cm/s. \]
[C]. \[4,5\text{ }cm/s. \]
[D]. \[3,6\text{ }cm/s. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Ta biểu diễn vị trí có li độ \[-2,5\text{ }cm\] trên đường tròn lượng giác như hình vẽ.
Vật đi từ vị trí biên dương (vị trí $$ {{M}_{o}} $$ ) tới vị trí có li độ \[-2,5\text{ }cm\] lần đầu tiên là vị trí $$ {{M}_{1}} $$ .
Góc quay \[\Delta \varphi =\dfrac{\pi }{2}+\dfrac{\pi }{6}=\dfrac{2\pi }{3}\Rightarrow t=\dfrac{T}{3}=\dfrac{1}{0,2. 3}=\dfrac{5}{3}\,\,s. \]
Quãng đường đi được \[s=A+\dfrac{A}{2}=5+2,5=7,5\,\,cm. \]
\[\Rightarrow {{v}_{tb}}=\dfrac{s}{t}=\dfrac{7,5}{\dfrac{5}{3}}=4,5\,\,cm/s. \]
Câu 9
Cho một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình\[x=3cos\left( 2\pi t+\dfrac{\pi }{4} \right)\text{ }cm\]. Quãng đường mà chất điểm đi được sau \[\dfrac{5}{8}\] giây chuyển động là
[A]. \[63\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[B]. \[6+3\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[C]. \[6+\dfrac{3}{\sqrt{2}}\text{ }cm. \]
[D]. \[6-\dfrac{3}{\sqrt{2}}\text{ }cm. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Chu kì dao động
$$ T=\dfrac{2\pi }{\omega }=\dfrac{2\pi }{2\pi }=1\,s. $$
$$ \Rightarrow t=\dfrac{5}{8}\,s=\dfrac{5T}{8}\Rightarrow \Delta \alpha =\dfrac{5\pi }{4}\,rad. $$
Biểu diễn dao động trên đường tròn lượng giác, ta có
$$ s=\dfrac{A}{\sqrt{2}}+A+A=2A+\dfrac{A}{\sqrt{2}}=6+\dfrac{3}{\sqrt{2}}\,cm. $$
Câu 10
Cho một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình \[x=3cos\left( 2\pi t-\dfrac{\pi }{4} \right)\text{ }cm\]. Quãng đường mà chất điểm đi được sau \[\dfrac{5}{8}\] giây chuyển động là
[A]. \[6\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[B]. 6 cm.
[C]. \[6+\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[D]. \[9-\dfrac{3}{\sqrt{2}}\text{ }cm. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Chu kì dao động
$$ T=\dfrac{2\pi }{\omega }=\dfrac{2\pi }{2\pi }=1\,s. $$
$$ \Rightarrow t=\dfrac{5}{8}\,s=\dfrac{5T}{8}\Rightarrow \Delta \alpha =\dfrac{5\pi }{4}\,rad. $$
Biểu diễn dao động trên đường tròn lượng giác, ta có
$$ s=\left( A-\dfrac{A}{\sqrt{2}} \right)+2A=3A-\dfrac{A}{\sqrt{2}}=9-\dfrac{3}{\sqrt{2}}\,cm. $$
Câu 11
Cho một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình \[x=3cos\left( 2\pi t+\dfrac{\pi }{3} \right)\text{ }cm\]. Quãng đường mà chất điểm đi được sau \[\dfrac{1}{2}\] giây chuyển động là
[A]. \[6-\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[B]. \[6+\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[C]. \[6+\dfrac{3}{\sqrt{2}}\text{ }cm. \]
[D]. 6 cm.
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Chu kì dao động
$$ T=\dfrac{2\pi }{\omega }=\dfrac{2\pi }{2\pi }=1\,s. $$
$$ \Rightarrow t=\dfrac{1}{2}\,s=\dfrac{T}{2} $$
Trong khoảng thời gian một nửa chu kì chất điểm đi được quãng đường
$$ s=2A=6\,cm. $$
Câu 12
Một chất điểm dao động điều hòa với tần số 2 Hz, biết tốc độ cực đại chất điểm đạt được trong quá trình dao động là \[16\pi \text{ }cm/s\]. Tìm tốc độ trung bình từ lúc chất điểm qua ly độ 2 cm theo chiều âm đến lúc đi qua li độ \[-2\text{ }cm\] lần thứ hai.
[A]. \[32\text{ }cm/s. \]
[B]. \[16\text{ }cm/s. \]
[C]. \[24\text{ }cm/s. \]
[D]. \[18\text{ }cm/s. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Chu kì dao động
$$ T=\dfrac{1}{f}=0,5\,s; $$
tần số góc
$$ \omega =2\pi f=4\pi \,\left( rad/s \right). $$
Biên độ dao động của chất điểm \[A=\dfrac{{{v}_{max}}}{\omega }=\dfrac{16\pi }{4\pi }=4\,cm. \]
Vị trí có li độ 2 cm và \[-2\text{ }cm\] được biểu diễn trên đường tròn lượng giác như hình vẽ.
Ban đầu chất điểm qua ly độ 2 cm theo chiều âm nên nó ở vị trí
$$ {{M}_{o}} $$ , khi nó đi qua vị trí li độ \[-2\text{ }cm\] lần thứ nhất ở $$ {{M}_{1}} $$ và lần thứ hai ở
$$ {{M}_{2}} $$ , quãng đường vật đi được là \[s=2+4+2=8\text{ }cm. \]
Thời gian để vật đi từ vị trí (3) tới vị trí (2) là $$ t=\dfrac{T}{2}=0,25\,s. $$
$$ \Rightarrow {{v}_{tb}}=\dfrac{s}{t}=\dfrac{8}{0,25}=32\,\,cm/s. $$
Câu 13
Cho một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình\[x=8cos\left( \pi t-\dfrac{2\pi }{3} \right)\text{ }cm\]. Quãng đường mà chất điểm đi được sau 1,5 giây dao động là
[A]. \[20-4\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[B]. \[20+4\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[C]. \[20-4\sqrt{3}\text{ }cm. \]
[D]. \[20+4\sqrt{3}\text{ }cm. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Chu kì dao động
$$ T=\dfrac{2\pi }{\omega }=\dfrac{2\pi }{\pi }=2\,s. $$
$$ \Rightarrow t=1,5\,s=\dfrac{3T}{4} $$
$$ \Rightarrow \alpha =\dfrac{3\pi }{2}\,rad $$ .
Dựa vào đường tròn lượng giác ta có sau 1,5 giây dao động chất điểm đi từ
$$ {{M}_{o}}\to {{M}_{1}} $$
Quãng đường chất điểm đi được là
$$ s=4+8+8+4\sqrt{3}=20+4\sqrt{3}\,\,cm. $$
Câu 14
Cho một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình\[x=6cos\left( 0,5\pi t+\dfrac{\pi }{6} \right)\], x tính bằng cm và t tính bằng s. Tính từ thời điểm ban đầu, tốc độ trung bình của vật trong 7 s chuyển động là
[A]. \[5,36\text{ }cm/s. \]
[B]. \[3,93\text{ }cm/s. \]
[C]. \[5,14\text{ }cm/s. \]
[D]. \[6,31\text{ }cm/s. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Chu kì dao động
$$ T=\dfrac{2\pi }{\omega }=\dfrac{2\pi }{0,5\pi }=4\,s. $$
$$ \Rightarrow t=7\,s=4+3=T+\dfrac{3T}{4}. $$
$$ \Rightarrow s=4A+\Delta s. $$
$$ \Delta t=\dfrac{3T}{4}\Rightarrow \Delta \alpha =\dfrac{3\pi }{2} $$ .
Sau 1 chu kì chất điểm lại trở về vi trí ban đầu, biểu diễn trên đường tròn lượng giác ta có sau khoảng thời gian
$$ \Delta t $$ sẽ quay góc $$ \Delta \alpha =\dfrac{3\pi }{2} $$
từ vị trí $$ {{M}_{o}}\to {{M}_{1}}. $$
$$ \Rightarrow \Delta s=3\sqrt{3}+6+6+3=15+3\sqrt{3}\,cm $$
$$ \Rightarrow s=4A+\Delta s=4. 6+15+3\sqrt{3}=39+3\sqrt{3}\,cm. $$
Tốc độ trung bình
$$ {{v}_{tb}}=\dfrac{s}{t}=\dfrac{39+3\sqrt{3}}{7}\approx 6,31\,\,cm/s. $$
Câu 15
Một vật dao động điều hòa với phương trình li độ \[x=4cos\left( \omega t-\dfrac{\pi }{3} \right)\text{ }cm\]. Trong giây đầu tiên vật đi được quãng đường dài \[\left( 6-2\sqrt{3} \right)\text{ }cm\]. Quãng đường vật đi được trong giây thứ 2030 kể từ lúc bắt đầu dao động là
[A]. \[6+6\sqrt{3}\text{ }cm. \]
[B]. \[2+2\sqrt{3}\text{ }cm. \]
[C]. \[3+3\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[D]. \[6-3\sqrt{3}\text{ }cm. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Ta có \[\left( 6-2\sqrt{3} \right)\text{ }cm=2+4-2\sqrt{3}\,\,cm\]
Biểu diễn dao động trên đường tròn lượng giác, $$ {{M}_{o}} $$ là vị trí ban đầu.
Ta thấy từ $$ {{M}_{o}} $$ đến biên dương đi được 2 cm, để đi được \[4-2\sqrt{3}\,\,cm\] nữa thì cần đi tới
$$ {{M}_{1}} $$ .
Vậy trong giây đầu tiên vật đi từ $$ {{M}_{o}}\to {{M}_{1}} $$ , ứng với góc quay
$$ \Delta \alpha =\dfrac{\pi }{3}+\dfrac{\pi }{6}=\dfrac{\pi }{2}\,rad. $$
$$ \Rightarrow \Delta t=1\,\,s=\dfrac{T}{4}\Rightarrow \,T=4\,s. $$
$$ \Rightarrow t=2030\,s=507. 4+1+1=507T+\dfrac{T}{4}+\dfrac{T}{4}. $$
Sau những khoảng thời gian $$ \Delta t=\dfrac{T}{4} $$ , vật quay thêm được góc $$ \Delta \alpha =\dfrac{\pi }{2}\,rad. $$
Sau 507 chu kì vật quay trở lại vị trí $$ {{M}_{o}} $$ , trong 1 giây tiếp theo (giây thứ 2029) vật đi từ $$ {{M}_{o}}\to {{M}_{1}} $$ và trong giây thứ 2030 vật đi từ $$ {{M}_{1}}\to {{M}_{2}} $$ .
Vậy quãng đường vật đi được trong giây thứ 2030 là
$$ s=2+2\sqrt{3}\,cm. $$
Câu 16
Cho một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình \[x=4cos\left( \pi t+\dfrac{\pi }{3} \right)\], x tính bằng cm và t tính bằng s. Tính từ thời điểm ban đầu, tốc độ trung bình của vật trong 3,5 s chuyển động là
[A]. \[6,36\text{ }cm/s. \]
[B]. \[3,93\text{ }cm/s. \]
[C]. \[8,42\text{ }cm/s. \]
[D]. \[4,23\text{ }cm/s. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Chu kì dao động
$$ T=\dfrac{2\pi }{\omega }=\dfrac{2\pi }{\pi }=2\,s. $$
Ta có
$$ t=3,5\,s=1. 2+1,5=T+3\dfrac{T}{4} $$ .
$$ \Rightarrow s=1. 4A+\Delta s=4A+\Delta s $$
$$ \Rightarrow \Delta t=3\dfrac{T}{4}\Rightarrow \Delta \alpha =\dfrac{3\pi }{2}\,rad. $$
Biểu diễn dao động trên đường tròn lượng giác, thời điểm ban đầu $$ t=0 $$
chất điểm ở vị trí $$ {{M}_{o}} $$ , sau 1 chu kì lại trở lại $$ {{M}_{o}} $$ ; trong khoảng thời gian $$ \Delta t=1,5\,s=\dfrac{3T}{4} $$
tiếp theo chất điểm quay thêm góc $$ \Delta \alpha =\dfrac{3\pi }{2}\,rad $$ tới vị trí $$ {{M}_{1}} $$ như hình vẽ.
Quãng đường chất điểm đi được trong khoảng thời gian
$$ \Delta t\,l\grave{a}\,\Delta s=2+2. 4+2\sqrt{3}=10+2\sqrt{3}\,cm. $$
Quãng đường chất điểm đi được trong 3,5 giây là
$$ s=4A+\Delta s=4. 4+10+2\sqrt{3}=26+2\sqrt{3}\,cm. $$
Vận tốc trung bình trong 3,5 s là
$$ {{v}_{tb}}=\dfrac{s}{t}=\dfrac{26+2\sqrt{3}}{3,5}=8,42\,cm/s. $$
Câu 17
Cho một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình \[x=Acos\left( \pi t+\dfrac{\pi }{4} \right)\], x tính bằng cm và t tính bằng s. Tính từ thời điểm ban đầu, tốc độ trung bình của vật trong 3,5 s chuyển động là \[6,36\text{ }cm/s\]. Biên độ dao động của chất điểm là
[A]. 6 cm.
[B]. 3 cm.
[C]. 4 cm.
[D]. 5 cm.
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Chu kì dao động
$$ T=\dfrac{2\pi }{\omega }=\dfrac{2\pi }{\pi }=2\,s. $$
Ta có
$$ t=3,5\,s=1. 2+1,5=T+3\dfrac{T}{4} $$ .
$$ \Rightarrow s=1. 4A+\Delta s=4A+\Delta s $$
$$ \Rightarrow \Delta t=3\dfrac{T}{4}\Rightarrow \Delta \alpha =\dfrac{3\pi }{4}\,rad. $$
Biểu diễn dao động trên đường tròn lượng giác, thời điểm ban đầu $$ t=0 $$
chất điểm ở vị trí $$ {{M}_{o}} $$ , sau 1 chu kì lại trở lại $$ {{M}_{o}} $$ ; trong khoảng thời gian $$ \Delta t=1,5\,s=\dfrac{3T}{2} $$
tiếp theo chất điểm quay thêm góc $$ \Delta \alpha =\dfrac{3\pi }{2}\,rad $$ tới vị trí $$ {{M}_{1}} $$ như hình vẽ.
Quãng đường chất điểm đi được trong khoảng thời gian
$$ \Delta t\,\,l\grave{a}\,\,\Delta s=\dfrac{A}{\sqrt{2}}+A+A+\dfrac{A}{\sqrt{2}}=2A+A\sqrt{2}\,cm. $$
Quãng đường chất điểm đi được trong 3,5 giây là
$$ s=4A+\Delta s=6A+A\sqrt{2}=\left( 6+\sqrt{2} \right)[A]. $$
Tốc độ trung bình
$$ {{v}_{tb}}=\dfrac{s}{t}\Rightarrow s={{v}_{tb}}. t=6,36. 3,5=22,26\,cm. $$
$$ \Rightarrow s=\left( 6+\sqrt{2} \right)A=22,26\,cm\Rightarrow A=3\,\,cm. $$
Câu 18
Một vật dao động điều hòa với phương trình li độ \[x=4cos\left( \omega t-\dfrac{\pi }{6} \right)\text{ }cm\]. Trong giây đầu tiên vật đi được quãng đường dài \[\left( 6-2\sqrt{3} \right)\text{ }cm\]. Quãng đường vật đi được trong giây thứ 2027 kể từ lúc bắt đầu dao động là
[A]. \[2+2\sqrt{3}\text{ }cm. \]
[B]. $$ 6-2\sqrt{3}\,\,cm. $$
[C]. \[4+3\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[D]. \[9-3\sqrt{3}\text{ }cm. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Ta có \[\left( 6-2\sqrt{3} \right)\text{ }cm=\left( 4-2\sqrt{3}\,+2 \right)\,cm\]
Biểu diễn dao động trên đường tròn lượng giác, $$ {{M}_{o}} $$ là vị trí ban đầu.
Ta thấy từ $$ {{M}_{o}} $$ đến biên dương đi được \[4-2\sqrt{3}\,\,cm\], để đi được 2 cm nữa thì cần đi tới $$ {{M}_{1}} $$ .
Vậy trong giây đầu tiên vật đi từ $$ {{M}_{o}}\to {{M}_{1}} $$ , ứng với góc quay
$$ \Delta \alpha =\dfrac{\pi }{6}+\dfrac{\pi }{3}=\dfrac{\pi }{2}\,rad. $$
$$ \Rightarrow \Delta t=1\,\,s=\dfrac{T}{4}\Rightarrow \,T=4\,s. $$
$$ \Rightarrow t=2027\,s=506. 4+2+1=506T+\dfrac{T}{2}+\dfrac{T}{4}. $$
Sau những khoảng thời gian
$$ \Delta t=\dfrac{T}{4} $$ , vật quay thêm được góc $$ \Delta \alpha =\dfrac{\pi }{2}\,rad. $$
Sau 506 chu kì vật quay trở lại vị trí $$ {{M}_{o}} $$ , trong 2 giây tiếp theo (giây thứ 2025 và 2026) vật đi từ $$ {{M}_{o}}\to {{M}_{1}} $$
và trong giây thứ 2027 vật đi từ $$ {{M}_{1}}\to {{M}_{2}} $$ .
Vậy quãng đường vật đi được trong giây thứ 2027 là
$$ s=4-2\sqrt{3}\,+2=6-2\sqrt{3}\,\,cm. $$
Câu 19
Một vật dao động điều hòa với phương trình li độ\[x=6cos\left( \omega t-\dfrac{2\pi }{3} \right)\text{ }cm\]. Trong giây đầu tiên vật đi được quãng đường dài 6 cm. Quãng đường vật đi được trong giây thứ 2032 kể từ lúc bắt đầu dao động là
[A]. 2 cm.
[B]. 3 cm.
[C]. 6 cm.
[D]. 9 cm.
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Ta có \[6\text{ }cm=\left( 3+3 \right)\,cm\]
Biểu diễn dao động trên đường tròn lượng giác, $$ {{M}_{o}} $$ là vị trí ban đầu.
Từ vị trí ban đầu $$ {{M}_{o}} $$ tới vị trí cân bằng theo chiều dương vật đi được quãng đường 3 cm, để đi được 3 cm nữa thì vật tới vị trí $$ {{M}_{1}} $$ .
Vậy trong giây đầu tiên vật đi từ
$$ {{M}_{o}}\to {{M}_{1}} $$ , ứng với góc quay
$$ \Delta \alpha =\dfrac{\pi }{6}+\dfrac{\pi }{6}=\dfrac{\pi }{3}\,rad. $$
$$ \Rightarrow \Delta t=1\,\,s=\dfrac{T}{6}\Rightarrow \,T=6\,s. $$
$$ \Rightarrow t=2032\,s=338. 6+3+1=338T+\dfrac{T}{2}+\dfrac{T}{6}. $$
Sau những khoảng thời gian $$ \Delta t=\dfrac{T}{6} $$ , vật quay thêm được góc $$ \Delta \alpha =\dfrac{\pi }{3}\,rad. $$
Sau 338 chu kì vật quay trở lại vị trí
$$ {{M}_{o}} $$ , trong 3 giây tiếp theo (giây thứ 2029 đến giây thứ 2031) vật đi từ $$ {{M}_{o}}\to {{M}_{1}} $$ và trong giây thứ 2032 vật đi từ $$ {{M}_{1}}\to {{M}_{2}} $$ .
Vậy quãng đường vật đi được trong giây thứ 2030 là
$$ s=3+3=6\,\,cm. $$
Câu 20
Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 20 cm với tần số 0,5 Hz. Từ thời điểm vật qua vị trí có li độ 5 cm theo chiều dương đến khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu lần thứ hai, vật có tốc độ trung bình là
[A]. \[27,0\text{ }cm/s. \]
[B]. \[26,7\text{ }cm/s. \]
[C]. \[19,3\text{ }cm/s. \]
[D]. \[27,3\text{ }cm/s. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Vật dao động trên quỹ đạo dài 20 cm
$$ \Rightarrow 2A=20\ cm\Rightarrow A=10\,cm. $$
Ta biểu diễn vị trí có li độ 5 cm theo chiều dương bằng điểm $$ {{M}_{o}} $$ trên hình vẽ.
Do $$ a=-{{\omega }^{2}}A $$ nên gia tốc của vật có giá trị cực tiểu tại biên dương (vị trí điểm
$$ {{M}_{1}} $$ trên đường tròn)
Từ hình vẽ, ta suy ra quãng đường vật đi từ thời điểm vật qua vị trí có li độ 5 cm theo chiều dương đến khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu lần thứ hai là \[s=5+10. 4=45\text{ }cm. \]
Thời gian để vật qua vị trí có li độ 5 cm theo chiều dương đến khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu lần thứ hai là
$$ \dfrac{T}{6}+T=\dfrac{7T}{6}=\dfrac{7}{3}\,s. $$
Tốc độ trung bình của vật là \[{{v}_{tb}}=\dfrac{s}{t}=\dfrac{45}{\dfrac{7}{3}}\approx 19,3\,\,m/s. \]
Câu 21
Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 20 cm với chu kì 1 s. Từ thời điểm vật qua vị trí có li độ \[5\sqrt{3}\text{ }cm\] theo chiều dương đến khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu lần thứ hai, vật có tốc độ trung bình xấp xỉ bằng
[A]. \[58,7\text{ }cm/s. \]
[B]. \[38,2\text{ }cm/s. \]
[C]. \[31,3\text{ }cm/s. \]
[D]. \[41,3\text{ }cm/s. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Vật dao động trên quỹ đạo dài 20 cm
$$ \Rightarrow 2A=20\ cm\Rightarrow A=10\,cm. $$
Ta biểu diễn vị trí có li độ \[5\sqrt{3}\text{ }cm\] theo chiều dương bằng điểm $$ {{M}_{o}} $$ trên hình vẽ.
Do $$ x=-{{\omega }^{2}}A $$ nên gia tốc của vật có giá trị cực tiểu tại biên dương (vị trí điểm $$ {{M}_{1}} $$ trên đường tròn)
Từ hình vẽ, ta suy ra quãng đường vật đi từ thời điểm vật qua vị trí có li độ \[5\sqrt{3}\text{ }cm\] theo chiều dương đến khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu lần thứ hai là \[s=10-5\sqrt{3}\,+10. 4=50-5\sqrt{3}\,cm. \]
Thời gian để vật qua vị trí có li độ \[5\sqrt{3}\text{ }cm\] theo chiều dương đến khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu lần thứ hai là
$$ \dfrac{T}{12}+T=\dfrac{13T}{12}=\dfrac{13}{12}\,s. $$
Tốc độ trung bình của vật là \[{{v}_{tb}}=\dfrac{s}{t}=\dfrac{50-5\sqrt{3}}{\dfrac{13}{12}}=38,2\,cm/s. \]
Câu 22
Cho một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình \[x=4cos\left( \pi t+\dfrac{3\pi }{4} \right)\], với t tính bằng giây và x tính bằng cm. Tốc độ trung bình của chất điểm sau 3,5 s chuyển động là
[A]. \[10,76\text{ }cm/s. \]
[B]. \[3,93\text{ }cm/s. \]
[C]. \[8,47\text{ }cm/s. \]
[D]. \[7,53\text{ }cm/s. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Chu kì dao động
$$ T=\dfrac{2\pi }{\omega }=\dfrac{2\pi }{\pi }=2\,s. $$
$$ \Rightarrow t=3,5\,s=2+1,5=T+\dfrac{3T}{4} $$
$$ \Rightarrow s=1. 4A+\Delta s $$
$$ \Delta t=\dfrac{3T}{4}\Rightarrow \Delta \alpha =\dfrac{3\pi }{2}\,rad. $$
Biểu diễn dao động trên đường tròn lượng giác, $$ {{M}_{o}} $$ là vị trí ban đầu.
Sau một chu kì chất điểm chuyển động đúng 1 vòng và quay trở lại vị trí $$ {{M}_{o}} $$ , trong khoảng thời gian $$ \Delta t=\dfrac{3T}{4} $$ tiếp theo sẽ quay từ $$ {{M}_{o}}\to {{M}_{1}} $$ như hình.
Quãng đường đi được trong khoảng thời gian $$ \Delta t $$ là
$$ \Delta s=4-2\sqrt{2}+2. 4+4-2\sqrt{2}=16-4\sqrt{2}\,\,cm. $$
Quãng đường chất điểm đi được trong 3,5s là \[s=4A=\Delta s=4. 4+16-4\sqrt{2}=32-4\sqrt{2}\,cm. \]
Vận tốc trung bình trong 3,5s là \[{{v}_{tb}}=\dfrac{s}{t}=\dfrac{32-4\sqrt{2}}{3,5}=7,53\,\,cm/s. \]
Câu 23
Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình \[x=4cos\left( \pi t+\dfrac{\pi }{3} \right)\text{ }cm\]. Tốc độ chuyển động trung bình của chất điểm tính từ thời điểm ban đầu \[\left( t=0 \right)\] cho đến thời điểm \[t=1,0\text{ }s\] là
[A]. \[2\text{ }cm/s. \]
[B]. \[4\text{ }cm/s. \]
[C]. \[8\text{ }cm/s. \]
[D]. \[12\text{ }cm/s. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Chu kì dao động
$$ T=\dfrac{2\pi }{\omega }=\dfrac{2\pi }{\pi }=2\,s. $$
$$ \Rightarrow \Delta t=1\,s=\dfrac{T}{2} $$
Trong mỗi nửa chu kì chất điểm đi được quãng đường
$$ s=2A=2. 4=8\,cm. $$
Tốc độ trung bình của chất điểm là \[{{v}_{tb}}=\dfrac{s}{t}=\dfrac{8}{1}=8\,\,cm/s. \]
Câu 24
Một vật dao động điều hòa theo phương trình \[x=5cos\left( \pi t-\dfrac{\pi }{3} \right)\], với x tính bằng cen-ti-mét và t tính bằng giây. Quãng đường vật đi được sau 1,5 s tính từ thời điểm \[t=0\] là
[A]. \[15+2,5\sqrt{3}\text{ }cm. \]
[B]. \[16+4\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[C]. \[8+4\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[D]. \[17,5-2,5\sqrt{3}\text{ }cm. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Chu kì dao động
$$ T=\dfrac{2\pi }{\omega }=\dfrac{2\pi }{\pi }=2\,s. $$
$$ \Rightarrow t=1,5\,s=\dfrac{3T}{4}\Rightarrow \alpha =\dfrac{3\pi }{2}\,rad. $$
Tại thời điểm \[t=0\] vật ở vị trí $$ {{M}_{o}} $$ , trong khoảng thời gian $$ t=1,5\,s $$ tiếp, chất điểm quay được góc đến vị trí $$ {{M}_{1}} $$ như hình vẽ.
Quãng đường đi được trong khoảng thời gian 1,5 giây đầu tiên là \[s=2,5+10+\left( 5-2,5\sqrt{3} \right)=17,5-2,5\sqrt{3}\,cm. \]
Câu 25
Một vật dao động điều hòa với phương trình li độ\[x=4cos\left( \omega t-\dfrac{2\pi }{3} \right)\text{ }cm\]. Trong giây đầu tiên vật đi được quãng đường \[2+2\sqrt{3}\text{ }cm\]. Quãng đường vật đi được trong giây thứ 2030 kể từ lúc bắt đầu dao động là
[A]. \[4+4\sqrt{3}\text{ }cm. \]
[B]. \[2+2\sqrt{2}\text{ }cm. \]
[C]. \[2+2\sqrt{3}\text{ }cm. \]
[D]. \[6-2\sqrt{3}\text{ }cm. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Biểu diễn dao động trên đường tròn lượng giác, $$ {{M}_{o}} $$ là vị trí ban đầu.
Từ vị trí ban đầu $$ {{M}_{o}} $$ tới vị trí cân bằng theo chiều dương vật đi được quãng đường 2 cm, để đi được \[2\sqrt{3}\text{ }cm\] nữa thì vật tới vị trí $$ {{M}_{1}} $$ .
Vậy trong giây đầu tiên vật đi từ $$ {{M}_{o}}\to {{M}_{1}} $$ , ứng với góc quay $$ \Delta \alpha =\dfrac{\pi }{6}+\dfrac{\pi }{3}=\dfrac{\pi }{2}\,rad. $$
$$ \Rightarrow \Delta t=1\,\,s=\dfrac{T}{4}\Rightarrow \,T=4\,s. $$
$$ \Rightarrow t=2030\,s=507. 4+1+1=507T+\dfrac{T}{4}+\dfrac{T}{4}. $$
Sau những khoảng thời gian $$ \Delta t=\dfrac{T}{4} $$ , vật quay thêm được góc $$ \Delta \alpha =\dfrac{\pi }{2}\,rad. $$
Sau 507 chu kì vật quay trở lại vị trí
$$ {{M}_{o}} $$ , trong 1 giây tiếp theo (giây thứ 2029) vật đi từ $$ {{M}_{o}}\to {{M}_{1}} $$ và trong giây thứ 2030 vật đi từ $$ {{M}_{1}}\to {{M}_{2}} $$ .
Vậy quãng đường vật đi được trong giây thứ 2030 là
$$ s=\left( 4-2\sqrt{3} \right)+2=6-2\sqrt{3}\,\,cm. $$
Câu 26
Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật đi qua vị trí li độ \[-\dfrac{A}{2}\] là
[A]. \[A\left( 2\sqrt{2} \right)\].
[B]. \[A\sqrt{2}. \]
[C]. 2A.
[D]. 3 A.
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Biểu diễn vị trí có li độ \[-\dfrac{A}{2}\] trên đường tròn lượng giác như hình vẽ.
+ Xét khi vật đi từ vị trí $$ {{M}_{1}} $$ đến vị trí $$ {{M}_{2}} $$ ngược chiều kim đồng hồ,
Góc quay \[\Delta {{\varphi }_{1}}=\dfrac{2\pi }{3}\Rightarrow t=\dfrac{T}{3}\].
Quãng đường đi được \[s=\dfrac{A}{2}+\dfrac{A}{2}=A. \]
Xét khi vật đi từ vị trí $$ {{M}_{2}} $$ đến vị trí $$ {{M}_{1}} $$ ngược chiều kim đồng hồ,
Góc quay \[\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }{{\varphi }_{2}}=\dfrac{4\pi }{3}\Rightarrow t=\dfrac{2T}{3}\]
Quãng đường đi được \[s=\dfrac{A}{2}+A+A+\dfrac{A}{2}=3A. \]
Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật đi qua vị trí li độ \[-\dfrac{A}{2}\] là A hoặc 3A.
Câu 27
Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình\[x=5cos\left( 8\pi t+~\dfrac{\pi }{3} \right)\text{ }cm\]. Quãng đường vật đi được từ thời điểm \[t=0\] đến thời điểm \[t=1,5\text{ }s\] là
[A]. 15 cm.
[B]. 135 cm.
[C]. 120 cm.
[D]. 16 cm.
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Chu kì dao động
$$ T=\dfrac{2\pi }{\omega }=\dfrac{2\pi }{8\pi }=0,25\,s. $$
$$ \Rightarrow t=1,5\,s=6T. $$
Trong mỗi chu kì vật đi được quãng đường
$$ 4A\Rightarrow s=6. 4A=6. 4. 5=120\,cm. $$
Câu 28
Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bàng O với phương trình vận tốc là\[v=4\pi cos\left( 2\pi t+\dfrac{\pi }{3} \right)\]. Tốc độ trung bình của chất điểm sau 1,5 s chuyển động bằng
[A]. 8 cm/s.
[B]. 4 cm/s.
[C]. 6 cm/s.
[D]. 5 cm/s.
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Từ phương trình vận tốc ta suy ra được phương trình li độ \[x=2cos(2\pi t-\dfrac{\pi }{6})\,cm. \]
Chu kì dao động
$$ T=\dfrac{2\pi }{\omega }=\dfrac{2\pi }{2\pi }=1\,s. $$
$$ \Rightarrow t=1,5\,s=\dfrac{3}{2}\,s=\dfrac{3T}{2} $$
Trong thời gian 1 nửa chu kì chất điểm đi được quãng đường 2A
$$ \Rightarrow $$ trong khoảng 1,5 s chất điểm đi được quãng đường \[s=3. 2A=6A=12\text{ }cm. \]
Tốc độ trung bình của chất điểm sau 1,5 s chuyển động là \[{{v}_{tb}}=\dfrac{s}{t}=\dfrac{12}{1,5}=8\,\,cm/s. \]
Câu 29
Cho một chất điểm dao động điều hòa với phương trình ly độ\[x=4cos\left( \omega t+\dfrac{\pi }{3} \right)\text{ }cm\]. Trong \[\dfrac{1}{3}\text{ }s\] đầu tiên chất điểm đi được 4 cm. Quãng đường chất điểm đi được trong $$ \dfrac{5}{6}\,s $$ tiếp theo bằng
[A]. 2 cm.
[B]. 6 cm.
[C]. 8 cm.
[D]. 10 cm.
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Biểu diễn thời điểm ban đầu của vật tại vị trí điểm $$ {{M}_{o}} $$ trên đường tròn lượng giác như hình vẽ.
Từ vị trí ban đầu $$ {{M}_{o}} $$ tới vị trí cân bằng theo chiều âm vật đi được quãng đường 2 cm, để đi được 2 cm nữa thì vật tới vị trí $$ {{M}_{1}} $$ .
Vậy trong \[\dfrac{1}{3}\text{ }s\] đầu tiên vật đi từ $$ {{M}_{o}}\to {{M}_{1}} $$ , ứng với góc quay $$ \Delta \alpha =\dfrac{\pi }{6}+\dfrac{\pi }{6}=\dfrac{\pi }{3}\,rad. $$
$$ \Rightarrow t=\dfrac{1}{3}\,\,s=\dfrac{T}{6}\Rightarrow \,T=2\,s\Rightarrow \omega =\pi \,\left( rad/s \right) $$
Trong $$ \dfrac{5}{6}\,s $$ tiếp theo, chất điểm quay được góc $$ \Delta \alpha =\omega \Delta t=\pi . \dfrac{5}{6}=\dfrac{5\pi }{6}\,rad $$ và đến vị trí
$$ {{M}_{2}} $$ .
Quãng đường chất điểm đi được trong $$ \dfrac{5}{6}\,s $$ tiếp theo là $$ s=2+4=6\,cm. $$
Câu 30
Cho một chất điểm dao động điều hòa với phương trình ly độ\[x=8cos\left( \dfrac{\pi }{2}t \right)\text{ }cm\]. Quãng đường chất điểm đi được trong giây thứ 105 là
[A]. \[832\text{ }cm. \]
[B]. \[840\text{ }cm. \]
[C]. 8 cm.
[D]. \[8\sqrt{3}\text{ }cm. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Biểu diễn thời điểm ban đầu của vật tại vị trí điểm $$ {{M}_{o}} $$ trên đường tròn lượng giác như hình vẽ.
Chu kì dao động $$ T=\dfrac{2\pi }{\omega }=\dfrac{2\pi }{\dfrac{\pi }{2}}=4\,s. $$
$$ \Rightarrow t=105\,s=104+1=26. 4+1=26T+\dfrac{T}{4}. $$
Sau 26 chu kì chất điểm quay được 26 vòng và quay về đúng vị trí
$$ {{M}_{o}} $$ , trong 1 giây tiếp theo (trong giây thứ 105) chất điểm quay thêm góc $$ \alpha =\dfrac{\pi }{2}\,rad $$ tới vị trí $$ {{M}_{1}} $$ .
Quãng đường chất điểm đi được trong giây thứ 105 là $$ s=8\,cm. $$
Câu 31
Cho chất điểm dao động điều hòa với biên độ bằng 8 cm. Thời điểm ban đầu \[t=0\], chất điểm đi qua vị trí ly độ \[-4\text{ }cm\] theo chiều âm. Trong 0,5 s đầu tiên chất điểm đi được quãng đường dài \[\left( 44-4\sqrt{3} \right)\text{ }cm\]. Tốc độ cực đại của chất điểm trong quá trình dao động là
[A]. \[8\pi \text{ }cm/s. \]
[B]. \[36\pi \text{ }cm/s. \]
[C]. \[40\pi \text{ }cm/s. \]
[D]. \[20\pi \text{ }cm/s. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Biểu diễn vị trí của chất điểm tại thời điểm ban đầu bằng điểm $$ {{M}_{o}} $$ trên đường tròn lượng giác như hình vẽ.
Ta có \[s=44-4\sqrt{3}=8. 4+4+\left( 8-4\sqrt{3} \right)\]
$$ \Rightarrow \Delta s=4+\left( 8-4\sqrt{3} \right) $$
Dựa vào đường tròn lượng giác
$$ \Rightarrow \Delta \alpha =\dfrac{\pi }{2} $$
và $$ \Delta t=\dfrac{T}{4} $$
$$ \Rightarrow t=T+\Delta t=T+\dfrac{T}{4}=\dfrac{5T}{4}\Rightarrow \dfrac{5T}{4}=0,5\Rightarrow T=0,4\Rightarrow \omega =5\pi \,\left( rad/s \right) $$
Tốc độ cực đại của chất điểm trong quá trình dao động là \[{{v}_{max}}=\omega A=5\pi . 8=40\pi \,\,cm/s. \]
Câu 32
Cho một chất điểm dao động điều hòa với tần số bằng 4 Hz và biên độ bằng 4 cm. Thời điểm ban đầu \[t=0\], chất điểm đi qua vị trí ly độ 2 cm theo chiều âm. Quãng đường đi sau 0,6875 s chuyển động của chất điểm là
[A]. \[46+2\sqrt{3}\text{ }cm. \]
[B]. \[46-2\sqrt{3}\text{ }cm. \]
[C]. \[42+2\sqrt{3}\text{ }cm. \]
[D]. \[42-2\sqrt{3}\text{ }cm. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Biểu diễn vị trí của chất điểm tại thời điểm ban đầu bằng điểm $$ {{M}_{o}} $$ trên đường tròn lượng giác như hình vẽ.
Chu kì dao động
$$ T=\dfrac{1}{f}=0,25\,s\Rightarrow \omega =\dfrac{2\pi }{0,25}=8\pi \,\left( rad/s \right) $$
$$ \Rightarrow t=0,6875\,\,s=2. 0,25+0,1875=2T+\dfrac{3T}{4} $$
$$ \Rightarrow s=2. 4A+\Delta s $$
$$ \Delta t=\dfrac{3T}{4}\Rightarrow \Delta \alpha =\dfrac{3\pi }{2}\,rad. $$
Sau 2T, chất điểm quay được 2 vòng và lại trở về đúng vị trí
$$ {{M}_{o}} $$
trên đường tròn, sau khoảng thời gian
$$ \Delta t=\dfrac{3T}{4} $$ tiếp theo nó đến vị trí
$$ {{M}_{1}} $$
trên đường tròn lượng giác.
\[\Rightarrow \text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }s=2+8+2\sqrt{3}=10+2\sqrt{3}\,\,cm. \]
Vậy quãng đường chất điểm đi được sau 0,6875 s chuyển động là \[s=2. 4A+\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }s=2. 4. 4+10+2\sqrt{3}=42+2\sqrt{3}\,cm. \]
Câu 33
Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ bằng 5 cm và chu kỳ bằng 4s. Giữa hai lần liên tiếp chất điểm đi qua vị có trí có li độ bằng \[-2,5\text{ }cm\], tốc độ chuyển động trung bình của chất điểm bằng
[A]. \[\dfrac{4}{3}\text{ }cm/s\] hoặc\[\dfrac{25}{3}\text{ }cm/s. \]
[B]. \[4\text{ }cm/s\] hoặc \[6\text{ }cm/s. \]
[C]. \[4\text{ }cm/s\] hoặc \[\dfrac{8}{3}\text{ }cm/s. \]
[D]. \[\dfrac{15}{4}\text{ }cm/s\] hoặc \[\dfrac{45}{8}\text{ }cm/s. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Biểu diễn vị trí có li độ \[-2,5\text{ }cm\] trên đường tròn lượng giác như hình vẽ.
+ Xét khi vật đi từ vị trí $$ {{M}_{1}} $$ qua biên âm đến $$ {{M}_{2}} $$ ,
Góc quay \[\Delta {{\varphi }_{1}}=\dfrac{2\pi }{3}\Rightarrow t=\dfrac{T}{3}=\dfrac{4}{3}\,s. \]
Quãng đường đi được \[s=2,5+2,5=5\ cm\,. \]
\[\Rightarrow {{v}_{tb}}=\dfrac{s}{t}=\dfrac{5}{\dfrac{4}{3}}=\dfrac{15}{4}\,cm/s. \]
+ Xét khi vật đi từ vị trí $$ {{M}_{2}} $$ qua biên dương đến vị trí $$ {{M}_{1}} $$ ,
Góc quay \[\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }{{\varphi }_{2}}=\dfrac{4\pi }{3}\Rightarrow t=\dfrac{2T}{3}=\dfrac{8}{3}\,s. \]
Quãng đường đi được \[s=2,5+10+2,5=15\,cm. \]
\[\Rightarrow {{v}_{tb}}=\dfrac{s}{t}=\dfrac{15}{\dfrac{8}{3}}=\dfrac{45}{8}\,cm/s. \]
Câu 34
Cho một chất điểm đang dao động điều hòa với chu kỳ bằng 3 s và biên độ bằng 6 cm. Trong một chu kỳ dao động, tổng thời gian mà khoảng cách từ chất điểm tới vị trí cân bằng lớn hơn \[3\sqrt{2}\text{ }cm\] là
[A]. \[\dfrac{4}{3}\text{ }s. \]
[B]. \[\dfrac{2}{3}\text{ }s. \]
[C]. \[\dfrac{3}{2}\text{ }s. \]
[D]. \[\dfrac{3}{4}\text{ }s. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Ta có \[|x|\,>3\sqrt{2}\,\,cm\Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x>3\sqrt{2}\,\,cm \\x<-3\sqrt{2}\,\,cm \end{array} \right. \]
Biểu diễn các điểm có li độ \[x=3\sqrt{2}\,\,cm\,\,v\grave{a}\,\,x=-3\sqrt{2}\,\,cm\] trên đường tròn lượng giác.
Trong một chu kỳ dao động, khoảng cách từ chất điểm tới vị trí cân bằng lớn hơn \[3\sqrt{2}\,\,cm\,\] khi nó đi từ vị trí $$ {{M}_{1}}\to {{M}_{2}}\,v\grave{a}\,{{M}_{3}}\to {{M}_{4}}. $$
$$ \Rightarrow \alpha =\dfrac{\pi }{2}+\dfrac{\pi }{2}=\pi \,rad\Rightarrow t=\dfrac{T}{2}=\dfrac{3}{2}\,s. $$
Câu 35
Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 4 cm và chu kỳ 2 s. Tốc độ trung bình giữa hai lần liên tiếp chất điểm đi qua vị trí li độ 2 cm bằng
[A]. \[2\text{ }cm/s\] hoặc \[8\text{ }cm/s. ~\]
[B]. \[6\text{ }cm/s\] hoặc \[9\text{ }cm/s. \]
[C]. \[6\text{ }cm/s\] hoặc \[4\text{ }cm/s. \]
[D]. \[4\text{ }cm/s\] hoặc \[9\text{ }cm/s. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Biểu diễn vị trí có li độ 2 cm trên đường tròn lượng giác như hình vẽ.
+ Xét khi vật đi từ vị trí $$ {{M}_{1}} $$ qua biên âm đến $$ {{M}_{2}} $$ ,
Góc quay \[\Delta {{\varphi }_{1}}=\dfrac{4\pi }{3}\Rightarrow t=\dfrac{2T}{3}=\dfrac{4}{3}\,s. \]
Quãng đường đi được \[s=2+4+4+2=12\ cm\,. \]
\[\Rightarrow {{v}_{tb}}=\dfrac{s}{t}=\dfrac{12}{\dfrac{4}{3}}=9\,cm/s. \]
+ Xét khi vật đi từ vị trí $$ {{M}_{2}} $$ qua biên dương đến vị trí $$ {{M}_{1}} $$ ,
Góc quay \[\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }{{\varphi }_{2}}=\dfrac{2\pi }{3}\Rightarrow t=\dfrac{T}{3}=\dfrac{2}{3}\,s. \]
Quãng đường đi được \[s=2+2=4\,cm. \]
\[\Rightarrow {{v}_{tb}}=\dfrac{s}{t}=\dfrac{4}{\dfrac{2}{3}}=6\,cm/s. \]
Câu 36
Một chất điểm đang dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng là gốc tọa độ O, với chu kỳ bằng 3 s. Biết rằng trong mỗi chu kỳ, tổng thời gian mà chất điểm có li độ nhỏ hơn \[-\sqrt{3}\text{ }cm\] là 0,5 s. Tốc độ cực đại của chất điểm trong quá trình dao động là
[A]. \[\dfrac{8\pi }{3}\text{ }cm/s. \]
[B]. \[\dfrac{8\pi }{\sqrt{3}}\text{ }cm/s. \]
[C]. \[\dfrac{4\pi }{3}\text{ }cm/s. \]
[D]. \[\dfrac{16\pi }{3}\text{ }cm/s. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Ta có $$ T=3\,s\Rightarrow t=0,5\,s=\dfrac{T}{6}\Rightarrow \alpha =\dfrac{\pi }{3}\,rad. $$
Biểu diễn vị trí có li độ \[-\sqrt{3}\text{ }cm\] trên đường tròn lượng giác như hình vẽ.
Chất điểm có li độ nhỏ hơn \[-\sqrt{3}\text{ }cm\] khi đi từ vị trí $$ {{M}_{1}} $$ qua biên âm tới vị trí $$ {{M}_{2}} $$ .
\[\Rightarrow A\dfrac{\sqrt{3}}{2}=\sqrt{3}\Rightarrow A=2\,\,cm. \]
Tốc độ cực đại của chất điểm trong quá trình dao động là \[{{v}_{max}}=2. \dfrac{2\pi }{3}=\dfrac{4\pi }{3}\,cm/s. \]
Câu 37
Cho một chất điểm dao động điều hòa với chu kỳ 2 s và biên độ 6 cm, trong một chu kỳ, khoảng thời gian để khoảng cách từ vật tới vị trí cân bằng nhỏ hơn \[3\sqrt{3}\text{ }cm\] là
[A]. \[\dfrac{4}{3}\text{ }s. \]
[B]. \[\dfrac{2}{3}\text{ }s. \]
[C]. 1 s.
[D]. \[\dfrac{3}{4}\text{ }s. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Ta có \[|x|\,<3\sqrt{3}\,\,cm\Rightarrow -3\sqrt{3}\,\,<x<3\sqrt{3}\,\,\]
Biểu diễn các điểm có li độ \[x=3\sqrt{3}\,\,cm\,\,v\grave{a}\,\,x=-3\sqrt{3}\,\,cm\] trên đường tròn lượng giác.
Trong một chu kỳ dao động, khoảng cách từ chất điểm tới vị trí cân bằng nhỏ hơn \[3\sqrt{3}\text{ }cm\] khi nó đi từ vị trí $$ {{M}_{1}}\to {{M}_{2}}\,v\grave{a}\,{{M}_{3}}\to {{M}_{4}}. $$
$$ \Rightarrow \alpha =\dfrac{2\pi }{3}+\dfrac{2\pi }{3}=\dfrac{4\pi }{3}\,rad\Rightarrow t=\dfrac{2T}{3}=\dfrac{4}{3}\,\,s. $$
Câu 38
Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ bằng 6 cm và chu kỳ 3 bằng s. Giữa hai lần liên tiếp chất điểm đi qua vị có trí có li độ bằng \[3\sqrt{3}\text{ }cm\], tốc độ chuyển động trung bình của chất điểm bằng
[A]. \[6-3\sqrt{3}\text{ }cm/s\] hoặc \[6+3\sqrt{3}\text{ }cm/s. \]
[B]. \[12\dfrac{6}{\sqrt{3}}\text{ }cm/s\] hoặc \[12+\dfrac{6}{\sqrt{3}}\text{ }cm/s. \]
[C]. \[12-6\sqrt{3}\text{ }cm/s\] hoặc \[12+6\sqrt{3}\text{ }cm/s. \]
[D]. \[24-12\sqrt{3}\text{ }cm/s\]hoặc \[4,8+2,4\sqrt{3}\text{ }cm/s. \]
Hướng dẫn giải bài tập quãng đường dao động, liên hệ giữa quãng đường và thời gian trong dao động điều hòa vật lí 11
Biểu diễn các điểm có li độ \[x=3\sqrt{3}\,\,cm\,\] trên đường tròn lượng giác.
+ Xét khi vật đi từ vị trí $$ {{M}_{1}} $$ qua biên âm đến $$ {{M}_{2}} $$ ,
Góc quay \[\Delta {{\varphi }_{1}}=\dfrac{5\pi }{3}\Rightarrow t=\dfrac{5T}{6}=\dfrac{5}{2}\,s. \]
Quãng đường đi được \[s=3\sqrt{3}+6+6+3\sqrt{3}=12+6\sqrt{3}\ cm\,. \]
\[\Rightarrow {{v}_{tb}}=\dfrac{s}{t}=\dfrac{12+6\sqrt{3}}{\dfrac{5}{2}}=4,8+2,4\sqrt{3}\,\,cm/s. \]
+ Xét khi vật đi từ vị trí $$ {{M}_{2}} $$ qua biên dương đến vị trí $$ {{M}_{1}} $$ ,
Góc quay \[\text{ }\!\!\Delta\!\!\text{ }{{\varphi }_{2}}=\dfrac{\pi }{3}\Rightarrow t=\dfrac{T}{6}=\dfrac{1}{2}\,s. \]
Quãng đường đi được \[s=\left( 6-3\sqrt{3} \right)+\left( 6-3\sqrt{3} \right)=12-6\sqrt{3}\,cm. \]
\[\Rightarrow {{v}_{tb}}=\dfrac{s}{t}=\dfrac{12-6\sqrt{3}}{\dfrac{1}{2}}=24-12\sqrt{3}\,\,cm/s. \]