hợp chất của lưu huỳnh Hiđro sunfua và axit sunfuhiđric

hợp chất của lưu huỳnh Hiđro sunfua và axit sunfuhiđric

hợp chất của lưu huỳnh Hiđro sunfua và axit sunfuhiđric 5

Hydro sulfua (công thức hóa học: H2S) là hợp chất khí ở điều kiện nhiệt độ thường, không màu, mùi trứng thối, nặng hơn không khí (d=34/29≈1,17).

Hóa lỏng ở −600C, hóa rắn ở −860C.

Khí H2S tan trong nước (ở 20,0 0C và 1atm, khí hiđro sunfua có độ tan S=0,38g/100g H2O). Khí H2S rất độc, không khí có chứa lượng nhỏ khí này có thể gây ngộ độc nặng cho người và động vật.

Trong hợp chất H2S, lưu huỳnh (S) có số ôxi hóa thấp nhất (-2) do vậy H2S có tính khử và tác dụng được với một số hợp chất có tính ôxi hóa như oxi, kali pemanganat…

H2S là chất khí được dùng để nhận biết các hợp chất chứa lưu huỳnh như FeS, K2S v.v. Các hợp chất này khi cho tác dụng với axít mạnh như HCl sẽ cho sản phẩm là khí H2S có mùi đặc trưng. Riêng CuS không tác dụng với HCl.

H2S còn dùng để thu hồi thủy ngân (Hg) bị rơi ra ngoài ở dạng HgS rắn.

Cấu tạo phân tử H2S
Cấu tạo phân tử H2S

a. Tính chất vật lí

– Hiđro sunfua (H2S) là chất khí không màu, mùi trứng thối, độc, ít tan trong nước.

– Khi tan trong nước tạo thành dung dịch axit yếu sunfuhiđric.

b. Tính chất hóa học

– Dung dịch H2S có tính axit yếu (yếu hơn axit cacbonic)

– Tác dụng với kim loại mạnh:

2Na + H2S → Na2S + H2

– Tác dụng với oxit kim loại (ít gặp).

– Tác dụng với dung dịch bazơ (có thể tạo thành 2 loại muối hiđrosunfua và sunfua)

H2S + NaOH → NaHS + H2O

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

– Tác dụng với dung dịch muối tạo muối không tan trong axit:

H2S + CuSO4 → CuS + H2SO

– H2S có tính khử mạnh (vì S trong H2S có mức oxi hóa thấp nhất – 2).

+ Tác dụng với oxi

2H2S + O2 → 2H2O + 2S (thiếu oxi, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp)

2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO(dư oxi, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao)

+ Tác dụng với các chất oxi hóa khác

H2S + 4Br2 + 4H2O → H2SO4 + 8HBr

H2S + 8HNO3 đặc → H2SO4 + 8NO2 + 4H2O

H2S + H2SO4 đặc → S + SO2 + 2H2O

c. Điều chế

Dùng axit mạnh đẩy H2S ra khỏi muối (trừ muối không tan trong axit):

FeS + 2HCl → FeCl2 + HS

d. Nhận biết

– Mùi trứng thối.

– Làm đen dung dịch Pb(NO3)2 và Cu(NO3)2.

Pb(NO)2 + H2S → PbS + 2HNO3

Cu(NO3)2 + H2S → CuS + 2HNO3

– Làm mất màu dung dịch Brom, dung dịch KMnO4

+1
1
+1
0
+1
0
+1
0
+1
0

Leave a Comment

. Bắt buộc *

Scroll to Top